Bật mí 6 loại chấn thương dễ gặp phải nhất trong bóng đá

Môn thể thao vua được nhiều người yêu thích đó chính là bóng đá, ngoại trừ hơn 240 triệu người chơi chuyên nghiệp thì còn có hàng tỷ người chơi nghiệp dư. Có lẽ, bộ môn bóng đá là một trong những môn thể thao đòi hỏi sự mạnh mẽ, mặc dù người chơi có sử dụng nhiều phương pháp bảo vệ, nhưng việc gặp phải các chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Bởi người chơi luôn phải đối diện với những va chạm, đôi khi dù là va chạm nhẹ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận trên cơ thể. Cùng tìm hiểu về 6 chấn thương phổ biến và thường gặp nhất trong bóng đá để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Tổng hợp 6 chấn thương thường gặp nhất trong bóng đá

Chấn thương trong các kèo bóng đá là vấn đề thường gặp ở bất cứ ai yêu thích bộ môn thể thao vua này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cũng như giảm thiểu được các chấn thương nghiêm trọng. Chấn thương có thể chữa lành nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn, bạn hãy lượng sức mình khi ra sân bóng để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!

Bị bong gân và chấn thương cơ

Bong gân và chấn thương cơ là loại chấn thương trong bóng đá phổ biến nhất.

Bị bong gân và chấn thương cơ
Bị bong gân và chấn thương cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vận động viên
  • Bong gân (sprain): Là chấn thương dây chằng – phần mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp, khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.
  • Chấn thương cơ gân (strain): Xảy ra khi phần bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.

Tình trạng này thường được xử lý bằng phương pháp R.I.C.E, có nghĩa là:

  • R (Rest – nghỉ ngơi): Bạn cần giới hạn hoạt động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.
  • I (Ice – chườm đá lạnh): Bạn hãy dùng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau.
  • C (Compression – dùng băng ép): Bạn có thể dùng băng thun quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương.
  • E (Elevate – Nằm kê cao): Trường hợp chấn thương vùng cánh tay hoặc chân, bạn hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận này để giảm sưng bầm.

Nếu bạn không nhận biết được mức độ nặng nhẹ của chấn thương trong bóng đá, cách tốt nhất là bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bị gãy xương

Tình trạng gãy xương (fracture) chiếm khoảng 25% các chấn thương trong bóng đá nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng ở đây nghĩa là chấn thương cần được chăm sóc tại bệnh viện. Vùng xương bị gãy thường bao gồm ngón tay, cổ tay và chân. Để lành xương gãy cần có thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị. Bên cạnh kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Tránh thuốc lá: Máu cung cấp các chất dinh dưỡng và tế bào cần thiết để xương hồi phục, việc hút thuốc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến xương.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng: Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết phục hồi xương, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, chất xơ, vitamin, canxi…
  • Sử dụng canxi hợp lý: Canxi là yếu tố cần thiết để chữa lành xương, nhưng uống quá nhiều sẽ không giúp bạn hồi phục nhanh hơn mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như sỏi thận. Vì vậy bạn cần đảm bảo dùng đúng lượng bác sĩ khuyến cáo.

Bị viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles (Achilles tendonitis) là một tình trạng đau gân ở phía sau mắt cá chân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân Achilles. Việc điều trị viêm gân Achilles cần có sự phối hợp của 3 yếu tố:

Bị viêm gân Achilles
Gân Achilles là một vùng khá ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót từ 3-6 cm
  • Giảm phản ứng viêm ở gân
  • Hạn chế vận động vùng gân bị ảnh hưởng
  • Phục hồi chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân và khả năng chịu tải trọng lượng cơ thể.

Để nhanh chóng phục hồi viêm gân Achilles, bạn có thể dùng nước đá trong những ngày đầu để giảm sưng và đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để giảm đau. Đồng thời, bạn có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng.

Bị bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân (ankle sprain) là chấn thương phổ biến mà các cầu thủ bóng đá hay gặp phải. Việc nhận biết sớm và điều trị vấn đề này sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và tránh khỏi chấn thương dây chằng mắt cá chân. Các triệu chứng bong gân mắt cá chân phổ biến bao gồm:

  • Sưng khớp mắt cá chân
  • Đau quanh mắt cá chân
  • Đau đớn, khó chịu khi cố gắng đi bộ
  • Khó nhấc mắt cá chân lên hoặc xuống
  • Bầm tím quanh mắt cá chân, đôi khi cả bàn chân và ngón chân

Cách xử lý khi bị bong gân mắt cá chân sử dụng phương pháp R.I.C.E tương tự như bong gân và chấn thương cơ. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật.

Bị chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL Tear) là loại chấn thương đầu gối phổ biến thường thấy ở cầu thủ bóng đá và mất nhiều tháng để phục hồi. Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn xương ống chân không trượt ra phía trước xương đùi. Tùy thuộc vào tình trạng gặp phải, dây chằng có thể bị rách một phần hoặc hoàn toàn.

Bạn nên lưu ý hạn chế cử động đầu gối, hay chơi thể thao. Bạn có thể sử dụng nẹp, nạng để hỗ trợ di chuyển. Bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật. Và họ có thể phẫu thuật tùy theo nhu cầu người bệnh.

  • Phương pháp không phẫu thuật: Thường dùng băng hỗ trợ và vật lý trị liệu cho người ít vận động.
  • Phương pháp phẫu thuật: Nó thường dành cho vận động viên. Khi họ gặp tổn thương nghiêm trọng, đứt dây chằng. Và chấn thương làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.

Bị rách sụn chêm

Rách sụn chêm là loại chấn thương trong bóng đá phổ biến, xảy ra tại đầu gối. Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm, giống như đệm giữa xương sống và xương chậu. Khi sụn chêm bị rách sẽ gây đau, sưng và cứng khớp. Để điều trị tình trạng rách sụn chêm, bác sĩ sẽ dựa vào loại vết rách sụn chêm, kích thước và vị trí. Trường hợp điều trị không phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định. Với việc bạn thực hiện phương pháp R.I.C.E bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng. Hoặc bạn băng ép và nâng cao chân. Việc điều trị phẫu thuật có thể bao gồm phẫu thuật mở. Hoặc phẫu thuật nội soi một phần để phục hồi vết rách sụn chêm.

Bị rách sụn chêm
Rách sụn chêm là tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương sụn chêm

Để phòng tránh chấn thương trong bóng đá, bạn cần khởi động kỹ trước khi thực hiện. Đồng thời, bạn nên tập đúng động tác, mặc đồ thể thao, bảo hộ vừa vặn. Bạn tập luyện vừa phải và thực hiện các bài căng, kéo giãn cơ sau khi hoàn thành.

Những biện pháp phòng ngừa chấn thương trong bóng đá

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới các chấn thương phổ biến kể trên. Thứ nhất là do cầu thủ thiếu kinh nghiệm chơi bóng an toàn. Thứ hai là do cơ thể cầu thủ bị vận động tới mức quá tải mà không được nghỉ ngơi. Và cuối cùng là các cầu thủ không được khởi động đúng cách. Vì vậy để giảm thiểu các chấn thương, bạn cần tránh rơi vào các trường hợp nói trên. Cụ thể như sau:

  • Hãy khởi động cơ thể khoảng 30 phút trước khi tập luyện hoặc thi đấu. Bạn cần tập trung khởi động kỹ cơ háng, hông, gân kheo, gân Achilles và đầu gối.
  • Không cố gắng thi đấu vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Hãy nghỉ ngơi khi có dấu hiệu bị đau. Nếu cơn đau không tiến triển tốt, hãy đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị.
  • Tránh thi đấu trong các điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Đặc biệt nên cẩn trọng khi chơi bóng dưới trời mưa và các mặt sân trơn trượt.
  • Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để rút ngắn thời gian nghỉ ngơi. Khi bạn gặp chấn thương về cơ, gân, dây chằng hay xương khớp. Thì bạn hãy nghỉ ngơi đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Bạn cũng nên sử dụng các trang bị bảo vệ phù hợp trước khi ra sân. Đó bao gồm giày bóng đá, vớ dài đến đầu gối và miếng đệm bảo vệ ống chân.

Cảm ơn bạn đã đọc tin của stolevell.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *