Tìm hiểu kỹ thuật thủ môn để trở thành một thủ môn giỏi

Một đội bóng nổi tiếng không chỉ cần những cầu thủ đá giỏi mà còn cần một thủ môn giỏi, bởi thủ môn là người quyết định 50% tỷ lệ thắng của trận đấu. Vậy làm thế nào để bạn có thể trở thành một thủ môn giỏi? Thủ môn cần những kỹ năng gì?

Trong chuyên mục Kỹ năng chơi bóng, Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn đọc và những người yêu bóng đá bài viết “Tìm hiểu kỹ thuật thủ môn để trở thành một thủ môn giỏi”. Cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu Thủ môn là gì? Thủ môn tiếng Anh là gì?

Thủ môn là gì? Thủ môn là cầu thủ ở vị trí cuối cùng của một đội bóng và có nhiệm vụ bảo vệ khung thành, ngăn cản đối phương ghi bàn.

Thủ môn tiếng Anh là gì? Thủ môn có tên gọi trong tiếng Anh là Goalkeeper, viết là bởi ký tự GK.

Thủ môn là cầu thủ duy nhất mặc áo đấu khác so với đồng đội và cũng là người duy nhất được dùng tay chơi bóng trong vòng cấm địa. Để chơi được vị trí này, bạn phải có lòng can đảm không sợ bóng và luôn duy trì được sự tập trung.

Trong những trận bóng đá, thủ môn của hai đội bóng là những cầu thủ duy nhất trên sân có thể sử dụng tay để chơi bóng và chỉ được chơi bóng bằng tay trong khu vực cấm địa của đội nhà. Khi bóng gần đến cầu môn, thủ môn phải lao ra để bắt bóng hoặc ngăn cản đối phương, không có bóng bay vào cầu môn.

Vai trò của các kỹ thuật thủ môn

Bóng đá hiện đại đã phát triển thêm rất nhiều kỹ thuật đá bóng và các vị trí chiến thuật trên sân khác nhau. Nhóm các kỹ thuật bắt gôn cũng không ngoại lệ. Yêu cầu về kỹ thuật bắt gôn cơ bản dành cho thủ môn đang ngày càng được nâng cao hơn.

Đối với một vị trí đặc biệt như thủ môn thì các kỹ thuật bắt bóng bằng chân và bằng tay đều rất quan trọng. Đặc biệt là các kỹ thuật bắt bóng, đấm bóng luôn là điều cốt lõi làm nên chất lượng của một thủ môn.

Trong bóng đá hiện đại, chất lượng của một thủ môn còn nằm ở khả năng thủ môn đó biết phối hợp tốt với đồng đội để phát động các pha tấn công chớp nhoáng hay không. Thông thường, để có thể phối hợp cùng các đồng đội phát động tấn công ngay từ phần sân nhà hiệu quả cao, thì các thủ môn cần phải có khả năng chuyền bóng dài hoặc ném bóng xa chính xác cho đồng đội.

Tuy nhiên, cách làm thủ môn giỏi nhất vẫn là những yếu tố có liên quan đến khả năng bắt bóng và phản xạ cứu thua. Kỹ thuật bắt bóng trong bóng đá, cứu thua của thủ môn rất đa dạng. Tùy theo các tình huống bóng khác nhau trong trận đấu mà thủ môn có thể vận dụng các kỹ năng cản phá khác nhau. Nhưng các kỹ thuật bắt gôn sau đây là những yêu cầu cơ bản mà mọi thủ môn cần phải nắm vững.

Những kỹ thuật thủ môn cơ bản nhất

Cách bắt bóng sệt

Cách bắt bóng sệt: Khi đối mặt với các cú sút sệt (bất kể lực sút mạnh hay yếu). Thì thủ môn cũng phải giữ tư thế hai chân song song; mũi và phần thân người hơi ngả về phía trước. Khi bóng tới thì khuỵu gối để chụp bóng chính xác. Sau đó hai tay co lại một cách linh hoạt. Đây là cách bắt bóng sệt mà thủ môn cần tập luyện thường xuyên.

Cách bay người bắt bóng

Cách bay người bắt bóng của thủ môn: Đối với những tình huống bóng có quỹ đạo bay thấp. Tầm ngang với chiều cao khung thành thì thủ môn phải xoay người về hướng bóng đến. Đồng thời, mở hai chân tạo góc 30º, thân trên hơi lao về phía trước hai tay duỗi ra, lòng bàn tay hướng về phía bóng đến. Lấy lực từ hai chân và thân người bay ra bắt bóng. Đây là cách bây người bắt bóng của thủ môn khi gặp phải những trường hợp bóng bay ngang và vào góc khung thành.

Cách bắt bóng bổng

Cách bắt bóng bổng
Cách bắt bóng bổng

Trong số các kỹ thuật thủ môn cơ bản thì cách bắt bóng bổng trong bóng đá được xem là khó nhất. Đòi hỏi bạn phải có sự rèn luyện kỹ lưỡng. Kỹ thuật bắt bóng bổng đòi hỏi thủ môn không những phải có phản xạ tốt. Mà còn phải biết chọn điểm rơi của bóng đúng lúc, đúng vị trí. Để luyện tập thành thạo cách bắt bóng bổng tốt, bên cạnh các yêu cầu nêu trên. Bạn cũng cần phải duy trì sự tập trung, khả năng quan sát rộng. Đây là một trong những cách để làm thủ môn giỏi.

Kỹ năng đấm bóng của thủ môn

Kỹ năng đấm bóng của thủ môn
Kỹ năng đấm bóng của thủ môn

Trong trận đấu bóng đá, rất nhiều tình huống bóng mà thủ môn cần đấm bóng để giải nguy. Muốn đấm bóng được chính xác thì yêu cầu thủ môn phải xác định chính xác đường bay. Và điểm rơi của trái bóng và bật nhảy thật tốt.

Cách ném bóng của thủ môn

Nếu thủ môn ném bằng cả hai tay thì đứng một chân trước một chân sau với khoảng cách phù hợp. Tay cầm bóng đưa lên trên cao, xoay người nghiêng sang bên. tận dụng lực đạp thân lực và vung cánh tay, lực gập cổ tay để ném bóng từ cao xuống phía trước. Đây là cách ném bóng của thủ môn chuyên nghiệp hay sử dụng trong thi đấu.

Một số bài tập cho thủ môn

Với những bài tập cho thủ môn dưới đây thì tất cả mọi người đều có thể tham gia tập các kỹ thuật thủ môn.

Phương pháp tập luyện

– Đối với những cầu thủ mới tham gia luyện tập bóng đá thì nên quan sát các kỹ thuật bắt bóng thông qua hình ảnh; video với những bài tập thủ môn cơ bản đến nâng cao.

– Sau khi thủ môn tập những bài tập phản xạ cho thủ môn như di chuyển thì chuyển sang các bài tập các động tác không bóng. Để tạo ra cảm giác không sợ bóng. Đây là cách làm thủ môn không sợ bóng được sử dụng trong huấn luyện thủ môn.

– Tập luyện các tư thế chuẩn bị bắt bóng. Và những bài tập bắt bóng tầm thấp với đường bóng đi chậm và nhẹ, chú ý tập kỹ thuật đón bắt bóng. Tập cách bắt gôn do các cầu thủ đá bóng tới.

– Tập vồ bóng trên đệm, trên cát, bãi cỏ do một cầu thủ ném tới

– Tập bắt bóng ở tầm trung bình, tầm bổng và các kỹ thuật ném bóng cao tay; kỹ thuật bóng thấp tay, bắt bóng ở các hướng khác nhau.

Cách làm thủ môn giỏi hay cách làm thủ môn xuất sắc; thì người tập luyện phải có chiều cao cân đối, dũng cảm và quyết đoán.

Các bài tập

Sau là những bước luyện tập thực hành cơ bản để trở thành thủ môn giỏi.

Bước1: Tập luyện thể lực

Đây là bước tập luyện thủ môn cơ bản mà tất cả các cầu thủ đều phải thực hiện.

+ Tập thể dục hàng ngày như chạy bộ, tập thể hình, chống đẩy, xà đơn, nhảy dây,..

+ Tập luyện cùng bóng đá hàng ngày như: tâng bóng, ném bóng vào tường bật lại, bắt bóng cho đồng đội sút,…

Bước 2: Tập luyện độ dẻo

Đây là bước luyện tập với vị trí thủ môn.

+ Tập không bóng: như tập đu xà đơn, xà kép, tập uốn dẻo cơ thể, tập nhảy cáo, nhảy xa.

+ Tập với bóng: Cần 2 người và tập ngồi bệt bắt bóng với cự li từ 5 đến 7m. Với hai phía trái, phải, lên trên, đằng sau. Tập đứng bắt bóng ở cự li ngăn từ 5 đến 7m.

Bước 3: Tập luyện độ nhanh

Cách làm thủ môn giỏi nhất ngoài độ dẻo cần độ nhanh trong các tinh huống bóng. Bài tập yêu cầu cần có năng khiếu và kinh nghiệm trong các trận bóng và tập luyện thường xuyên.

– Tập chạy nhanh với cự ly ngăn 20 đến 50m.

– Tập ném bóng vào tường và bắt băng một hoặc hai tay.

Trên đây là các kỹ thuật bắt bóng của thủ môn trong bóng đá. Và các bài tập cho thủ môn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn yêu thích vị trí thủ môn. Để có thể thành thạo vị trí thủ môn, các bạn hãy học cách làm thủ môn giỏi qua bài viết trên. Và thường xuyên luyện tập các động tác. Rèn luyện phản xạ với bóng theo thứ tự từ dễ đến khó. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *